BOUaqua.com

Hồ thủy sinh phong cách Iwagumi và Sanzon Iwagumi (Phần II)

Iwagumi và những bước chuyển mình theo trào lưu mới

Năm 2004

Một bước chuyển mình thật sự của Iwagumi, một vài bể thủy sinh có layout thể hiện những cảnh quan trên cạn rất rõ nét được giới thiệu rộng rãi. Cơn sóng lan truyền nhanh chóng và ảnh hưởng mạnh mẽ tới phong cách Iwagumi cho đến ngày nay.

bể thủy sinh iwagumi của hironori handa
Hironori Handa (Japan)

Song song đó những bể thủy sinh phong cách Iwagumi truyền thống ít xuất hiện dần và chắc chắn cũng ít tạo ấn tượng với số đông người xem hơn. Vẫn không thể phủ nhận cái đẹp ẩn chứa sâu lắng của Iwagumi mà phải nói rằng: đó là những bài học hết sức căn bản để nâng cao khả năng sáng tạo!

bể thủy sinh iwagumi của Haruji Takee
Haruji Takee (Japan)

Năm 2005

Luồng sinh khí mới bắt nguồn từ những aquascaper người Hồng Kông và Đài loan, họ bắt đầu thử nghiệm ý tưởng các bể thủy sinh theo hình thức của non bộ với phong cách hết sức táo bạo và tạo nên những trào lưu thực sự.

bể thủy sinh iwagumi của Chen De Quan
Chen De Quan (Taiwan)

Cây thân đốt lá nhỏ với nhiều màu sắc được mạnh dạn sử dụng cho hậu cảnh, sự đa dạng cây trồng bắt đầu được thử nghiệm để tạo nên những điều mới mẻ.

bể thủy sinh iwagumi của Sham Kai Man Wayne
Sham Kai Man Wayne (Hongkong)

Năm 2006

Cây trồng thực sự đã làm mới phong cách Iwagumi, sự hòa quyện màu sắc của cây và đá tạo nên cảm giác khác hẳn những bức tranh Iwagumi thời kỳ đầu

bể thủy sinh iwagumi của Chen Yu Lin
Chen Yu Lin (Taiwan)

Ngay bản thân người Nhật cũng bắt nhịp và thể hiện ý tưởng phong cảnh trên cạn (landscape) cho dù họ hiểu hơn ai hết: thủy cảnh (aquascape) mới là mục đích cuối cùng !

bể thủy sinh iwagumi của Minoru Yamagashi
Minoru Yamagashi (Japan)

Những dòng suối uốn lượn, thậm chí những con đường mòn khúc khuỷu được bố trí khéo léo trong rất nhiều layout bất chấp những niêm luật bất thành văn của Sir Amano.

bể thủy sinh iwagumi của Akira Yamagishi
Akira Yamagishi (Japan)
có phải iwagumi hay không?
Iwagumi or not Iwagumi?

Năm 2007

Một số layout sử dụng đá rất nhiều cho mục đích mô phỏng cảnh quan đồi núi, giờ đây khó mà nhận ra đó là Iwagumi hay là một phong cách gì khác, trí tưởng tượng và sự đột phá đã không còn bị giới hạn bởi những nguyên tắc truyền thống nữa.

bể thủy sinh của Cliff Hui
Cliff Hui (Hongkong)
bể thủy sinh của Cheng Chi Fai
Cheng Chi Fai (Hong Kong)
bể thủy sinh của Hiroyoshi Honda
Hiroyoshi Honda (Japan)
bể thủy sinh iwagumi của Hidekazu Tsukiji
Hidekazu Tsukiji (Japan)

Năm 2008

IAPLC 2008 chưa thật sự có chuyển biến hay những đột phá bất ngờ của bố cục sử dụng đá, có lẽ trào lưu những năm trước còn trong giai đoạn khẳng định vị thế của nó với một số lượng đáng kể các layout sử dụng đá làm linh hồn cho bố cục.

bể thủy sinh iwagumi của Cheng Siu Wai
Cheng Siu Wai (Hong Kong)
bể thủy sinh iwagumi của Trần Hoàng Long
Long Tran Hoang, (Viet Nam)
bể thủy sinh iwagumi của Lee Do Jae
Lee Do Jae (Korea)
bể thủy sinh của Hiroyuki Yamabe
Hiroyuki Yamabe (Japan)
bể thủy sinh iwagumi của Fumio Hara
Fumio Hara (Japan)
bể thủy sinh iwagumi của Toshiharu Ishiwata
Toshiharu Ishiwata (Japan)
bể thủy sinh iwagumi của Peter Kirwan
Peter Kirwan (Ireland)
bể thủy sinh iwagumi của Ichiro Hamano
Ichiro Hamano (Japan)
bể thủy sinh iwagumi của Su Kun Cheng
Su Kun Cheng (Taiwan)
bể thủy sinh iwagumi của George Lo
George Lo (USA)
bể thủy sinh của Nguyễn Thị Xuân Thủy
Xuanthuy Nguyenthi (Viet Nam)

Iwagumi năm 2010 – sự đa dạng của chất liệu và bài trí

Có lẽ IAPLC 2010 là năm mà các tay chơi thủy sinh thế giới phô diễn kỹ thuật sắp xếp dựa trên những chất liệu đa dạng của đá ở mỗi địa phương. Việt nam sau những năm học hỏi và thử nghiệm đã có những thành công lớn cho riêng mình .

bể thủy sinh iwagumi của Zhang Jiang Feng
Zhang Jiang Feng (Macau). Những mặt cắt bằng phẳng tạo nên yếu tố khác lạ
bể thủy sinh iwagumi của Nguyễn Thị Xuân Thủy
Color of life | Xuanthuy nguyenthi (Vietnam). Những nếp gấp tự nhiên làm cho cảm giác đá mềm mại uyển chuyển
bể thủy sinh của Zeng Qing Jun
Karst | Zeng Qing Jun (China). Đá mang nhiều hình tượng độc đáo
bể thủy sinh iwagumi của Trần Hoàng Long
Into the Green | Tran Hoang Long (Vietnam). Tầng tầng lớp lớp, cung bậc trầm bổng
bể thủy sinh iwagumi của Li Da Wei
Whitehead Gap | Li Da Wei (China). Đơn giản nhưng tinh tế
bể thủy sinh iwagumi của May Kwan
Shou Stone Ridge | May Kwan (Hongkong). Uy nghi, mạnh mẽ
bể thủy sinh iwagumi của Vũ Quốc Hùng
Memory Area | Quoc Hung Vu (Vietnam). Những đường chéo diệu kỳ

Năm 2011, Iwagumi và những ứng dụng mới

bể thủy sinh iwagumi của Trần Hoàng Long
Delicate World | Long Tran Hoang (Viet Nam). Một layout đá của Việt nam đạt được vị trí cao nhất ở IAPLC 2011

Trong bố cục này các cụm đá có trọng tâm ở trên cao tạo nên một vẻ bồng bềnh khác thường. Nhìn bố cục có thể liên tưởng tới những rạn san hô trong đại dương, cũng có thể liên tưởng đến tác động của gió trên những vách đất đá vùng Grand Canyon. Tuy những nét ngang của thớ đá không phải lần đầu xuất hiện ở IAPLC nhưng trong trường hợp này thì đường nét đá đã được nhấn mạnh ở mức tối đa giúp bố cục có ấn tượng hoàn toàn rõ nét.

Để có thể kết luận đây có phải là một trào lưu mới hay không chúng ta cần chờ đợi một thời gian để xem những yếu tố “kỹ thuật hỗ trợ” phía sau bố cục này có được giới thủy sinh dễ dàng chấp nhận hay không và có những bất lợi nào đi kèm yếu tố kỹ thuật đó hay không ?

bể thủy sinh iwagumi của Koji Kogure
Unspoilt Scenery | Koji Kogure (Japan). Một bố cục Iwagumi khác trong năm 2011 cũng có ấn tượng khá tốt

Các khối đá có bề mặt khác nhau, màu sắc khác nhau được kết hợp chung trong một bố cục, thành công ở đây chính là sự kết hợp đa dạng vật liệu đá mà không tạo nên vẻ khó chịu cho người xem. Yếu tố kết hợp nhiều loại đá có thể là một yếu tố đáng khai thác khi chúng ta đang đối phó với hoàn cảnh thiếu thốn chất liệu mới, tuy nhiên kết hợp như thế nào sẽ phụ thuộc rất nhiều vào khả năng quan sát và học hỏi trong tự nhiên của người tạo tác.

bể thủy sinh iwagumi của May Kwan
The Heart of Paradise | May Kwan (Hong Kong). Một tác phẩm khác cũng tạo được những nét mới trong năm 2011

Những khối đá trong bố cục này tạo nên một sự liên hoàn chặc chẽ, dù rằng từng khối đá không thật sự đặc sắc nhưng tác giả đã rất khéo léo kết hợp với mini riccia để che giấu toàn bộ các điểm liên kết chưa đẹp và nhất là các ngọn đá không còn đóng vai trò chính như trong các bố cục Iwagumi cổ điển.

bể thủy sinh iwagumi của Pasquale Buonpane
The Pillars of the Earth | Pasquale Buonpane (Italy). Một bố cục khác cùng trong năm 2011

Chắc chắn khi lớp rêu bên trên đỉnh đá không tồn tại thì bố cục này sẽ để lộ rất nhiều điểm yếu. Tác giả đã tạo ra một bố cục lạ mắt và có phần hài hước, dù đánh giá thế nào thì vẫn thừa nhận đây là sự kết hợp cây trồng với vật liệu một cách đơn giản nhưng vô cùng hiệu quả.

Xem tiếp

Hồ Thủy Sinh Phong Cách Iwagumi và Sanzon Iwagumi (Phần I)
Hồ Thủy Sinh Phong Cách Iwagumi và Sanzon Iwagumi (Phần III)

Nguồn: http://www.aquabird.com.vn/forum/…

Để lại bình luận