BOUaqua.com

Tảo nâu trong bể thủy sinh

Thật ra là BOUaqua cũng không định viết bài này nhưng đáng ngạc nhiên là cho đến bây giờ vẫn còn khá nhiều người chơi đang phải vật vã với loài tảo nâu yếu ớt. Xin nhắc lại: đây là loại rêu hại yếu ớt nhất trong bể thủy sinh.

Rêu tóc trong bể thủy sinh

Rêu tóc hầu như không gây hại gì cho hệ động thực vật trong bể thủy sinh, mọi người không thích rêu tóc đơn giản vì chúng làm mất thẩm mỹ của bể. Rêu tóc một khi đã xuất hiện thì sẽ phát triển khá nhanh và có thể làm nản lòng người chơi vì sự dai dẳng của mình. Rêu tóc có thể xuất hiện ở bất cứ vị trí nào trong bể, nhưng thường sẽ là khu vực nhiều sáng và có một chút dòng chảy.

Phạm Thành Văn – Phương pháp diệt rêu hại Easy Combo

Phương pháp này mình có kết hợp nhiều mẹo và kiến thức lượm lặt trong nhiều năm chơi thủy sinh, đặc biệt là pp One-two punch, mình đã thử nghiệm thành công nhiều lần với tổn thất hầu như rất ít. Mình tạm gọi nó là Easy Combo – phương pháp diệt rêu hại EC.

Phạm Thành Văn – Tối ưu lượng co2 bằng kh / pH

Như anh em có thể đã biết, Carbon là một chất thiết yếu của cây thủy sinh, mình xin phép không nói thêm. Có nhiều bạn từng hỏi mình vì sao trại thủy sinh để ngoài trời, không hề cung cấp co2 cho hồ ươm nhưng cây lại thở rất mạnh. Câu trả lời là khi trại thay nước mới (từ nước máy) thì đã có 1 lượng co2 tương đối lớn sẵn (cỡ 30 ppm). Đó là lý do vì sao các chủ trại thủy sinh hay nói rằng muốn cây ươm của họ mọc nhanh thì họ đều phải thay nước hằng ngày.

Phạm Thành Văn – Tự pha thuốc trị rêu từ Cidex 14

Vốn dĩ Excel phòng và trị được rêu hại vì nó có 1 chất gọi là Glutaraldehyde, và nó có 1,5% cô đặc. Chúng ta sẽ mua 1 dung dịch trong y tế tên là Cidex 14, được bán rộng rãi ở VN bơi các công ty hóa chất y tế. Giá của nó là 1 can 5 lít = 500k, vậy 1 lít = 100k chúng ta có thể dùng cả năm trời.

Tầm quan trọng của dòng chảy trong bể thủy sinh

Dòng chảy có lẽ là điều quan trọng nhất trong một bể thủy sinh, khi bạn đưa vào hồ những thứ mà cây trồng cần nhưng lại không có một dòng chảy tốt thì tất cả đều trở nên vô nghĩa. Khi dòng chảy trong một bể thủy sinh không được điều chỉnh phù hợp, lượng co2 và dinh dưỡng hòa tan trong nước sẽ không được vận chuyển đi khắp nơi, tạo ra những điểm chết

Sinh vật diệt rêu hại trong bể thủy sinh, sử dụng sao cho đúng?

Trước tiên bouaqua xin khẳng định lại một lần nữa: rêu hại là vấn đề hết sức bình thường trong một bể thủy sinh, không có bể thủy sinh nào là không có rêu hại, chỉ là người chơi có thể ức chế chúng ở mức tối thiểu hay không mà thôi.

Kỹ năng sơ đẳng phòng chống rêu hại trong bể thủy sinh

Phòng bệnh hơn chữa bệnh, đó luôn là một phương châm đúng đắn đối với nhiều vấn đề trong cuộc sống và bể thủy sinh cũng vậy. Cuộc đời của rêu lại có 2 giai đoạn, và ở mỗi giai đoạn đều cần một loại thức ăn và môi trường thích hợp để có thể phát triển lên giai đoạn sau.

Nitrate và Phosphate không làm phát sinh rêu hại. Thủ phạm là Ammonium

Từ trước tới nay Nitrate (NO3) và Phosphate (PO4) luôn được coi là thủ phạm chính của vấn nạn rêu hại trong hồ thủy sinh. Tuy nhiên điều đó hoàn toàn sai lầm! Trong bài viết này, chúng ta sẽ xem tại sao NO3 và PO4 không phải chịu trách nhiệm hoàn toàn cho vấn đề rêu tảo hại.