Một số bố cục cho bể nhỏ
Bể nhỏ luôn là sự lựa chọn hàng đầu cho những không gian phòng hạn chế, cũng vì bể nhỏ nên để xoay xở được một bố cục ưng mắt thật là điều không đơn giản.
Bể nhỏ luôn là sự lựa chọn hàng đầu cho những không gian phòng hạn chế, cũng vì bể nhỏ nên để xoay xở được một bố cục ưng mắt thật là điều không đơn giản.
Đây là bể đạt hạng 05 thể loại bể nano trong cuộc thi EAPLC năm 2017. Chi tiết được tác giả MATRA chia sẻ trên diễn đàn thủy sinh của Hungary (http://akvakertesz.hu).
Thành viên Nuno M. – diễn đàn UKAPS có một buổi hội thảo tại cửa hàng cá đĩa A Casa dos Discus. Tại đây tác giả đã setup một bể thủy sinh 60cm, lựa chọn cây cắt cắm có màu sắc tương phản ở hậu cảnh.
Một bể ghép lũa với đá rất cầu kỳ, mang hơi hướng indonesia của tác giả Cho Jae-sun (Hàn Quốc). Với tạo hình lũa ôm đá, bố cục khô quả thực quá ấn tượng, tiếc rằng sau khi trồng cây bố cục đã “hiền” hơn rất nhiều. Một số hình ảnh của bể này để các bạn cùng tham khảo.
Kích thước bể thủy sinh thông thường có chiều cao bằng một nửa chiều dài, đối với những bể chiều cao khiêm tốn (cụ thể là chiều cao bằng một phần ba chiều dài) sẽ phù hợp hơn với những bố cục không tập trung nhiều vào cây cắt cắm. Bể với kích thước này dễ dàng đạt được mức độ ánh sáng mạnh so với những bể có kích thước phổ thông.
Bố dạng vòm đá quá ấn tượng của tác giả Cho Jae-sun (Hàn Quốc) đã đạt hạng 85 trong cuộc thi thủy sinh thế giới IAPLC 2016. Một số hình ảnh của bể này để các bạn cùng tham khảo.
Góc xanh nhỏ nhắn, lý tưởng cho ngôi nhà phố nặng nề bê tông không thể thiếu một hồ thủy sinh nhỏ với gam màu thiên nhiên mướt mát. Bouaqua muốn giới thiệu tới các bạn một hồ 60cm như vậy, một hồ thủy sinh tràn ngập màu xanh tươi mát, mang lại sự khỏe khoắn, phấn chấn cho những người thích thưởng thức.
Không phải là một bố cục hoành tráng, cầu kỳ như thường lệ, tác phẩm chỉ được hình thành nên từ lũa, rêu, ráy và sỏi trải nền. Đây thực sự là một món đồ trang trí hữu ích cho căn phòng của chủ nhân, là lựa chọn hợp lý cho những người đơn giản, không thích cầu kỳ.
Một tác phẩm cũ, đã tham gia và đạt hạng 206 tại cuộc thi bể thủy sinh IAPLC năm 2011. Có thể nhiều người đã quên tác phẩm này vì độ ấn tượng không quá mạnh nhưng những giá trị, những bài học mà người xem rút ra được thì vẫn còn nguyên vẹn theo thời gian.
Bể thủy sinh bố cục rừng luôn dành được sự ưu ái nhất định của người chơi, dù là người mới hay người cũ. Sự phong phú, mềm mại trong loại cây trồng đòi hỏi sự chăm sóc rất chu đáo cũng như khả năng sáng tạo bố cục tốt để tất cả cùng được tỏa sáng. Bài viết này chúng ta sẽ cùng ngắm “khu rừng” của Luís Cardoso trong bể thủy sinh 120cm của anh.
Như đã từng đề cập trong một bài viết trước, việc sử dụng đá dạng lát mỏng trong bể thủy sinh luôn tỏ ra rất lợi hại, nhất là đối với những bể treo tường vốn có độ rộng khiêm tốn. Trong bài viết này bouaqua xin được giới thiệu hình ảnh của một hồ khác có sử dụng đá mỏng để tạo bố cục núi non hùng vĩ.